[Kiến Thức] Ảnh Hưởng Của Dép Đến Bàn Chân

Sang Nguyen
Đăng ngày 25/08/2020
641 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Trước đây, trong bài viết <<Dép có vòm hỗ trợ thực sự có tác dụng không? >> có nhắc đến việc chêm đế giữa trong thiết kế của dép các tác dụng hỗ trợ vòm chân, đồng thời những quế giày thông thường cũng đều có tác dụng cải thiện phần nào các cơn đau dưới lòng bàn chân của các đối tượng nghiên cứu, giúp cho cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi các cơn đau khó chịu này. Hiệu quả của quế giày cũng tương tự như các sản phẩm dép có đế giữa hỗ trợ, đây cũng là tin vui cho các mem bị đau lòng bàn chân, bởi vì, ngoài dép ra, họ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khác cho mình. Trong bài viết đợt này, ad sẽ cung cấp thêm một số so sánh về áp lực tì đè lên bàn chân tạo ra bởi dép và chân trần, cùng với những ảnh hưởng của nhóm cơ chi dưới.


Trong một nghiên cứu của trường đại học Tổng Hợp Hồng Kông về “Áp lực của các loại dép dùng trong nhà lên cân gan bàn chân và chi dưới với phương chẩn đoán điện cơ đồ (EMG) ở phụ nữ cao niên” (Effects of indoor slippers on plantar pressure and lower limb EMG activity in older women), nghiên cứu được thực hiện với 10 phụ nữ ở độ tuổi tầm 60, đi bộ bằng chân trần và mang dép, các thông số liên quan đến áp lực bàn chân và cơ chi dưới trong quá trình đi bộ sẽ được ghi lại bằng máy điện cơ.

Và kết quả cho thấy, vòm chân trong ở những người mang dép được nâng cao lên làm cho diện tích tiếp xúc của bàn chân được mở rộng hơn, do đó áp lực tì đè lên bàn chân sẽ được phân bố đều trên khắp lòng bàn chân. Đồng thời áp lực ở khu vực gót ngoài, ngón chân thứ hai và ba đều nhỏ hơn tình trạng đi chân trần. Do đó, việc mang dép sẽ giúp lấp đầy khu vực lõm vào ở giữa lòng bàn chân, qua đó giúp cải thiện và phân tán áp lực lên lòng bàn chân.

Về mặt ảnh hưởng của việc mang dép lên nhóm cơ chi dưới, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa việc mang dép và đi chân trần. Tuy nhiên, ở nhóm đối tượng mang dép đi bộ, trong quá trình tiếp đất, cơ tứ đầu đùi (hình 1) và cơ bụng chân trong (hình 2) ít ra lực hơn, tuy nhiên trong giai đoạn chân sau bắt đầu bước về trước, thì hai nhóm cơ này lại dùng lực nhiều hơn, đồng thời nhóm cơ chày trước (hình 3) có gánh nặng lớn hơn trong suốt quá trình di chuyển. Nguyên nhân có lẽ là do khi chúng ta mang những loại dép có vòm hỗ trợ di chuyển, thì vòm chân sẽ được cố định ở vị trí và độ cao tương đối phù hợp, do đó nhóm cơ chi dưới sẽ có được sự hỗ trợ tốt hơn khi gánh áp lực toàn thân trên mình. Đồng thời, do dép chỉ có quai trước, để tránh rơi rớt trong quá trình bước chân về trước, thì các ngón chân phải ra chút sức để bám vào đế giữa, lúc này cơ chày trước và cơ tứ đầu đùi cần phải hoạt động để đảm bảo động tác này.

Hình 1
Hình 2
Hình 3


Nói tóm lại, những loại dép có vòm hỗ trợ theo như nghiên cứu cho thấy chúng rất có ích trong việc phân tán áp lực đối với lòng bàn chân, tuy nhiên liệu chúng có thể giảm gánh nặng cho các nhóm cơ chi dưới hay không thì cho đến hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng mình điều này. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm người bị đau lòng bàn chân thì có thể thử mang dép có vòm hỗ trợ khi đi lại trong nhà để cải thiện bệnh tình nhé. Khi chọn mua những loại dép này, bạn cũng nên xem xét độ cứng cáp của vòm hỗ trợ, ngoài ra nên mang thử để xem liệu chúng có hạn chế tính linh hoạt trong sự xoay chuyển của bàn chân hay không, như vậy thì mới có thể giảm gánh nặng cho đôi bàn chân thân yêu của mình. Cuối cùng, ad cũng xin nhắc các bạn rằng, dép có vòm hỗ trợ là một trong những phương pháp điều trị đau lòng bàn chân chứ không phải là cách trị bệnh duy nhất đâu nha! Nếu như bệnh tình có liên quan đến các khớp xương, cơ bắp, hay các mô tế bào thì việc điều trị tận gốc mới là phương pháp tốt nhất.


Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27184323/

[Nguồn bài viết: Running Biji]